Mua chung cư trả góp là không cần phải thanh toán 100% giá trị căn nhà tại thời điểm mua mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ cho người mua vay khoảng 70% giá trị căn nhà bằng cách thế chấp chính căn nhà định mua hoặc dùng tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay. Số tiền vay gốc và lãi vay sẽ được trả dần theo thời gian thanh toán cùng với mức lãi suất do hai bên cho vay và đi vay thỏa thuận.
Thế nào là mua chung cư trả góp?
Lưu ý Mua chung cư trả góp – giải pháp giúp bạn sớm sở hữu được ngôi nhà xây dựng tổ ấm
Thông thường, thời gian trả nợ gồm 2 hình thức là ngắn hạn và dài hạn. Tiền gốc và tiền lãi có thể thanh toán theo kỳ hạn. Số tiền trả nợ mỗi kỳ và mức lãi suất phụ thuộc theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa 2 bên.
Hình thức này được áp dụng nhiều nhất khi mua căn hộ chung cư và nhà phố xây liền kề. Bởi chủ đầu tư hợp tác với ngân hàng để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trong việc vay tiền mua nhà với lãi suất ưu đãi và giải quyết nhanh chóng các thủ tục hồ sơ vay.
Lợi thế khi mua chung cư trả góp?
Mặc dù hiện nay phương thức vay mua nhà trả góp đang rất phổ biến nhưng có rất nhiều người vẫn đang băn khoăn có nên mua nhà trả góp hay không? Những lợi thế của phương thức này ngay sau đây có lẽ sẽ hữu ích cho bạn:
+ Bạn có thể sở hữu ngôi nhà của mình ngay cả khi chưa có đủ năng lực tài chính để thanh toán 100% giá trị căn nhà.
+ Đây là kinh nghiệm mua căn hộ trả góp giải quyết bài toán tài chính của đa số người trẻ có thu nhập trung bình và tích lũy tài chính chưa “dày”. Giúp họ thoát khỏi cảnh sống trong nhà trọ chật hẹp và rút ngắn thời gian sở hữu nơi an cư ở thành phố để yên tâm làm việc, xây dựng tổ ấm.
+ Ngân hàng hỗ trợ cho người mua nhà vay tiền với các gói trả góp khác nhau với tổng khoản vay lên đến 70% giá trị căn nhà. Bạn có thể trả góp tiền vay và tiền lãi cho ngân hàng bằng tiền lương hàng tháng của mình. Hoặc tiến hành hoàn trả cho ngân hàng theo quy định từng quý với số vốn và lãi suất cam kết.
+ Thời hạn trả nợ được kéo dài trong nhiều năm, tối đa lên đến 20 – 30 năm (tùy ngân hàng), giúp giảm nhẹ áp lực tài chính cho người mua nhà. Nếu thời hạn trả nợ càng dài thì số tiền trả cho ngân hàng mỗi tháng lại càng thấp.
Bài toán thu nhập 20 triệu tháng có nên mua chung cư trả góp?
Với những người thu nhập thấp, để sở hữu một căn hộ thì mua chung cư giá rẻ với hình thức trả góp sẽ là một sự lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định mua nhà trả góp, bạn sẽ có khá nhiều điểm cần phải tìm hiểu kỹ càng.
Theo chúng tôi, thu nhập 20 triệu/ tháng bạn vẫn có thể mua chung cư trả góp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sau đây.
1. Mua nhà trả góp với mức lương 20 triệu là khả thi
“An cư lạc nghiệp” là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn, khi sinh sống và làm việc tại thành phố. Mơ ước có một căn nhà cho chính mình là điều không hề dễ dàng ở thành phố. Chính vì vậy, mà nhiều người có áp lực tâm lý cần phải sở hữu một căn nhà riêng. Và thậm chí là vay nợ để có thêm động lực để kiếm tiền trả nợ.
Hay suy nghĩ rằng, số tiền đóng lãi mỗi tháng bỏ ra là để sở hữu cái của mình, còn số tiền thuê nhà phải đóng là số tiền mất đi hàng tháng. Khi mức lương 20 triệu/ tháng, liệu có mua được một căn chung cư không? Câu trả lời là có! Nếu bạn quyết tâm và kiên trì, đồng thời biết cách chi tiêu và có kế hoạch tiết kiệm hợp lý.
Theo các chuyên gia tài chính, hàng tháng bạn nên trích từ 20-30% trên tổng thu nhập để tiết kiệm. Bởi đây là con số sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái khi thực hiện kế hoạch tiết kiệm. Cũng như đảm bảo cho việc chi tiêu hàng ngày không bị áp lực.
Tiết kiệm là cách giúp bạn hoàn thành kế hoạch mua nhà
Chẳng hạn, với mức lương 20 triệu/ tháng, bạn có thể tiết kiệm khoảng 7 triệu mỗi tháng. Như vậy, sau 1 năm, bạn sẽ tiết kiệm được 84 triệu đồng. Qua 4 năm, bạn sẽ có khoảng 336 triệu trong tay. Cộng thêm số tiền từ việc vay mượn bạn bè và người thân hay kiếm thêm thu nhập từ những nguồn khác.
>>> Bạn sẽ có khoảng 500 triệu sau 4 năm. Với con số này, bạn hoàn toàn có thể mua một căn chung cư mức giá khoảng 1 tỷ với việc trả góp.
Tuy nhiên, nên cân nhắc và tìm hiểu thông tin chính xác về mức lãi suất hàng năm. Thông thường, con số lãi suất mà ngân hàng đưa ra trong vòng từ 6-12 tháng là rất hời. Nhưng từ 1-5 năm, mức lãi suất sẽ tăng theo thời gian. Như vậy, việc trả góp hàng tháng sẽ trở nên khó khăn hơn nếu không có sự tính toán kỹ càng.
2. Áp dụng quy tắc hai lần 50
Hai nguyên tắc bạn nên lưu ý, khi quyết định mua nhà chung cư đó là “hai lần 50”. Quy tắc này, giúp bạn cân nhắc về tình hình tài chính cho kế hoạch mua nhà.
- Nguyên tắc thứ 1: Số tiền vay ngân hàng không quá 50% giá trị căn hộ. Nghĩa là bạn nên tích lũy ít nhất 50% giá trị căn hộ, rồi hãy tính đến phương án mua trả góp. Điều này giúp bạn không quá áp lực và gánh nặng với con số đang nợ cũng như trả lãi hàng tháng.
- Nguyên tắc thứ 2: Số tiền trả góp không quá 50% mức thu nhập hàng tháng. Với hơn 50% còn lại, cần để chi tiêu cho các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống; tái tạo lại sức lao động để tiếp tục kiếm tiền.
Hiện tại mức thu nhập của bạn là 20 triệu/ tháng. Giả sử, sau 3 – 4 năm đi làm, đã tích góp được 250 triệu – 300 triệu.
Tích lũy dài hạn cho kế hoạch mua nhà
Như vậy, theo nguyên tắc 1 trên, bạn cần phải có tối thiểu 50% giá trị ngôi nhà. Tức là giá trị ngôi nhà là 600 triệu, lúc đó bạn mới có thể quyết định mua. Nhưng với số tiền đó thì rất khó để có một căn nhà tại thành phố.
Bạn cần thêm thời gian để tích lũy nhiều hơn. Cố gắng ít nhất từ 1 – 1,5 năm năm nữa. Cùng với tiến độ tiết kiệm như trên, bạn sẽ có trong tay khoảng 500 triệu.
>>> Lúc này, bạn có thể tham khảo giá chung cư có mức giá khoảng 1 tỷ. Và việc sở hữu một căn nhà là điều khả thi.
Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ càng về các mức lãi suất trả góp. Và thời hạn vay trong bao lâu. Lúc này, cần đảm bảo nguyên tắc thứ 2. Số tiền trả ngân hàng hàng tháng không quá 50% thu nhập. Tức không vượt quá 10 triệu đồng. Nếu mức lãi suất ngân hàng quá cao, số tiền hàng tháng bạn cần trả cao hơn 10 triệu. Bạn không nên quyết định mua nhà, có thể tích lũy thêm một vài năm. Để đảm bảo không gặp áp lực trả nợ.
Mua nhà là một việc quan trọng, bạn cần có sự tính toán kỹ lưỡng, chuẩn bị cho kế hoạch tiết kiệm cũng như chi tiêu. Và cân nhắc đến khả năng tạo ra nguồn thu nhập mới, để tránh gánh nặng trả nợ quá lớn.
3. Lập kế hoạch cân đối chi tiêu
Để tiết kiệm một khoản tiền cố định hàng tháng từ mức lương 20 triệu/ tháng. Bạn nên lập kế hoạch cân đối chi tiêu và tiết kiệm. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát và đạt hiệu quả trong quản lý chi tiêu.
Trước tiên, cần liệt kê tất cả các khoản chi phí sinh hoạt trong một tháng. Sau đó, phân loại chúng vào khoản chi tiêu thiết yếu và chi tiêu không thiết yếu. Các khoản chi thiết yếu là khoản không có chúng, bạn sẽ “chết” như tiền thuê nhà, điện nước, xăng xe, ăn uống,… Còn lại những khoản không cần thiết như: giải trí, mua sắm, du lịch,… nên hạn chế để tạo thói quen chi tiêu hợp lý cũng như đạt được dự định trong thời gian sớm nhất. Hãy tạo thói quen ghi chép chi tiêu hàng ngày, tổng kết vào cuối tuần. Điều này giúp bạn nắm rõ việc chi tiêu một cách chính xác. Và có kế hoạch chi tiêu với số dư còn lại.
4. Kết hôn để có người chia sẻ về tài chính
Việc tích lũy một khoản tiền với mức lương 20 triệu/ tháng, để mua nhà là điều không dễ dàng. Vì vậy, để giảm bớt gánh nặng cũng như áp lực, nên tìm cho mình một người bạn đời. Cả hai cùng san sẻ nỗi lo về tài chính. Đây là một trong những phương án hữu hiệu, nếu bạn muốn hoàn thành kế hoạch mua nhà sớm nhất.
Lúc này mức thu nhập không chỉ là 20 triệu/ tháng mà có thể là 30-40 triệu/ tháng. Đồng thời, khi có gia đình bạn sẽ có trách nhiệm hơn, đặc biệt việc mua nhà để xây dựng tổ ấm hạnh. Tuy nhiên, một điều kiện tiên quyết là không nên sinh em bé trong khoảng thời gian này.
Bởi khi có em bé, bạn sẽ tốn một khoản không hề nhỏ để lo cho con. Dự định mua nhà sẽ rất khó thể hoàn thành. Hai bạn cần bàn bạc và thống nhất về những dự định trong tương lai. Nên ưu tiên cho những dự định nào trước. Để tránh xảy ra mâu thuẫn có thể xảy ra.
Kết hôn để san sẻ gánh nặng tài chính cho kế hoạch mua nhà
5. Tham khảo bảng kế hoạch mua nhà giá 1 tỷ với thu nhập 20 triệu/tháng
► Tổng thu nhập: 20 triệu/tháng.
► Nguồn tiền:
+ Tiền tích góp có sẵn: 500 triệu đồng.
+ Tiền vay vốn ngân hàng: 500 triệu đồng.
► Giả thiết gói vay 15 năm, lãi suất 10.5%/năm. Vậy tổng tiền gốc và tiền lãi vợ chồng bạn phải trả hàng tháng là 7.1 triệu/tháng, được tính theo công thức:
+ Tiền gốc hàng tháng: 500/(15×12) = 2.8 triệu/tháng;
+ Tiền lãi hàng tháng: 500 x 10.5%/12 = 4.3 triệu/tháng
Trường hợp vợ chồng bạn vay tối đa 70% giá trị căn nhà là 700 triệu đồng thì hàng tháng sẽ phải trả cả gốc và lãi khoảng 10 triệu đồng.
► Vậy số tiền vợ chồng bạn còn lại sau khi trả góp mua nhà rơi vào khoảng từ 10 – 13 triệu đồng, hoàn toàn đảm bảo chi tiêu nếu biết tiết kiệm.
Chia sẻ kinh nghiệm mua chung cư trả góp giúp bạn thành công
Khi đã thực hiện thành công kế hoạch tiết kiệm tiền mua nhà. Bạn nên cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mua nhà. Dưới đây là một số kinh nghiệm mua chung cư trả góp bạn cần lưu ý.
Rủi ro và giải pháp khi mua nhà trả góp
Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý của hình thức mua nhà trả góp xảy ra khi chủ đầu tư hoặc chính chủ căn nhà bán thiếu các giấy tờ quan trọng như Sổ đỏ, sổ hồng, bản vẽ thi công, bản vẽ phù hợp với quy hoạch. Người mua có thể phải đối mặt với nguy cơ mất trắng tài sản nếu không cẩn thận kiểm tra & xác minh rõ tính hợp pháp của căn nhà sắp mua.
+ Giải pháp
Giải pháp dành cho bạn là: Hãy yêu cầu bên bán cung cấp cho xem các giấy tờ liên quan đến căn nhà, căn hộ và các giấy tờ khác trong trường hợp vay nợ, thế chấp… Sau đó, bạn hãy đến cơ quan cấp giấy chứng nhận sở hữu đất để kiểm tra thông tin gốc, xem vị trí tài sản đó có thuộc quy hoạch nào không.
Rủi ro tài chính
Khá nhiều người mua nhà trả góp gặp phải rủi ro tài chính, chủ yếu trong vấn đề áp lực tài chính sau khi mua nhà và vấn đề đặt cọc. Cụ thể:
+ Vấn đề áp lực tài chính sau khi mua nhà
Muốn mua nhà trả góp, nhất định bạn phải có trong tay một khoản tiền tích lũy và các chứng từ, hóa đơn chứng minh thu nhập hàng tháng để vay vốn ngân hàng. Thế nhưng không ít người đã “tay không đi đánh giặc” thậm chí còn mua nhà lớn với tài chính eo hẹp nhưng lại chọn gói trả góp ngắn hạn. Do đó người mua nhà không tránh khỏi căng thẳng và áp lực khi phải trả một số tiền lớn hàng tháng, gồm cả tiền gốc & tiền lãi.
Lưu ý, nếu bạn có ý định dùng tiền lương để mua nhà trả góp tại TP HCM thì không nên vay quá 50% giá trị căn nhà hoặc căn hộ mình định mua. Và việc trả góp hàng tháng cũng không nên vượt quá 50% tổng thu nhập của gia đình.
+ Vấn đề đặt cọc
Trong các giao dịch mua bán nhà, bên mua đặt cọc cho bên bán không quá 10% giá trị tài sản. Đặc biệt trong giao dịch mua bán căn hộ chung cư, người mua sẽ được trả dần theo tiến độ xây dựng sau khi đặt cọc.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, có không ít trường hợp người mua gặp phải rủi ro mất hết số tiền đặt cọc vì chủ đầu tư không xây dự án, người bán không bàn giao nhà đất rồi ôm tiền cọc của khách “biến mất”.
+ Giải pháp cho vấn đề rủi ro tài chính
Vì vậy, dù mua nhà theo hình thức trả hết tiền trong 1 lần hay trả góp thì bạn cũng phải định giá căn nhà, hoạch định rõ năng lực tài chính, xác định khoản vay là bao nhiêu tiền, thời gian trả góp là bao lâu… Nếu vợ hoặc chồng thất nghiệp hay khi thị trường biến động thì xử lý như thế nào? Tốt nhất, bạn nên tính toán trước những vướng mắc có thể đến và giải pháp xử lý kịp thời.
Hợp đồng đặt cọc phải thể hiện chi tiết về nhân thân bên mua – bên bán, thời gian đặt cọc, giá trị mua bán, cách thức thanh toán, tiền đặt cọc, bên chịu thuế…
Rủi ro lãi suất
Thực tế cho thấy có không ít người đã vội tin vào những “lời đường mật” của nhân viên ngân hàng khi giới thiệu gói vay mua nhà với lãi suất hấp dẫn như 7.5%/năm, 8.5%/năm… rồi vội quyết định ký hợp vay vốn mà quên hỏi thời hạn sử dụng của chúng là bao lâu? Để rồi sau đó ngã ngửa vì mức lãi suất đã thay đổi, vượt xa lãi suất trong lời giới thiệu ban đầu.
+ Giải pháp:
Để tránh gặp phải rủi ro về lãi suất, bạn cần tìm hiểu chính sách vay và ưu đãi của các ngân hàng uy tín hiện nay. Sau đó so sánh ưu điểm và hạn chế của các ngân hàng với nhau rồi mới quyết định vay tiền mua nhà ở ngân hàng nào để nhận được lợi ích tốt nhất. Nhất là trước biến động từ thị trường, quyền & lợi ích của bạn vẫn được đảm bảo.
Đánh giá khả năng thanh toán của bản thân
Tính toán năng lực tài chính là một yếu tố quan trọng khi mua căn hộ trả góp để tránh việc mất khả năng trả nợ hoặc phát sinh thêm những khoản vay không đáng có, đẩy giá trị căn hộ lên quá cao so với thực tế. Để đánh giá khả năng thanh toán của bản thân, người mua nhà có thể xác định thông qua các chỉ số như sau:
Khả năng tài chính (1): Số tiền tiết kiệm hiện có, thu nhập hàng tháng của bản thân hoặc gia đình sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí sinh hoạt mỗi tháng. Thông thường chi phí sinh hoạt hàng tháng sẽ chiếm 30% trên tổng thu nhập có được.
Khả năng tài chính hỗ trợ (2): là khoản tiền mà người mua nhà nghĩ rằng sẽ được người thân hỗ trợ. Đây là phần tiền hỗ trợ để mua nhà bằng cách cho vay không lấy lãi hoặc chỉ áp dụng mức lãi suất bằng hoặc thấp hơn lãi suất ngân hàng và lãi suất cố định trong suốt thời gian vay.
Khả năng trả nợ (3): Sau khi mua chung cư trả góp thì việc phải làm là trả nợ, vì thế người mua cần phải biết chính xác số tiền cần chi trả cho khoản nợ của mình vào mỗi tháng là bao nhiêu và lãi suất phải biến động trong tầm kiểm soát (tốt nhất là nên có một bản cam kết thêm về mức tăng lãi suất không vượt quá mức trần cho phép), đặc biệt là không có các khoản chi phí phát sinh hoặc nếu có thì chi phí phát sinh không đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn về tài chính và năng lực trả nợ, người mua không nên vay quá nhiều, chỉ nên vay tối đa 30% – 40% giá trị căn nhà để tránh mất khả năng chi trả.
Nếu (1) + (2) ≥ (3) thì việc mua chung cư trả góp là khả thi. Ngược lại, bạn cần xem xét lại kế hoạch mua nhà của mình.
Khảo sát giá kỹ càng
Mua căn hộ chung cư hiện nay có 2 dạng là dự án đã có người ở hoặc dự án đang xây và rao bán. Tùy thuộc vào từng dạng tương ứng mà có những cách khảo sát giá khác nhau.
Chẳng hạn, đối với chung cư đã có người ở, nếu muốn khảo sát giá bạn có thể tìm kiếm thông tin trên mạng, các diễn đàn. Hoặc đến trực tiếp và hỏi thăm những hàng quán gần đó. Việc này giúp bạn nắm được nhiều thông tin hữu ích.
Còn nếu căn hộ bạn đang nhắm tới thuộc một dự án đang xây dựng thì tốt nhất bạn nên tìm hiểu tại các website bất động sản uy tín.Qua đó, bạn sẽ tìm thấy những thông tin về chủ đầu tư, diện tích dự án, tiện ích căn hộ, những ưu đãi cho người mua nhà sớm…
Phong thủy, môi trường, cộng đồng dân cư
Nếu là người quan tâm tới phong thủy, bạn nên xem xét hướng của chung cư, căn hộ sao cho phù hợp với bạn, trước khi quyết định mua. Tránh trường hợp sau khi mua về phải tốn quá nhiều tiền để cải tạo và chi tiêu cho việc hóa giải phong thủy xấu.
Hơn nữa, bạn nên xem xét cộng đồng dân cư kế cận chung cư nếu là chung cư mới, hay dân cư trong chung cư nếu là chung cư đã có người sử dụng, để xem nơi này có phù hợp với lối sống của bạn hay không.
Giao thông đi lại cũng là yếu tố bạn cần quan tâm.Bạn nên kiểm tra đường ra vào có thuận tiện hay không? Có ngập nước mùa mưa không? Gần nhà trẻ, trường học, bệnh viện. khu vực có được an ninh như cam kết hay không?
Tìm hiểu kỹ thông tin
Đây là một bước rất quan trọng và là cơ sở để giúp người mua có được một cái nhìn tổng thể về dự án như: vị trí, thiết kế, các tiện ích, cơ sở hạ tầng, giá cả, thông tin chủ đầu tư…
Bạn có thể tham khảo từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như: những người đã từng mua chung cư hoặc am tường về lĩnh vực bất động sản, thông tin chọn lọc trên internet, nhân viên tư vấn của các sàn bất động sản…
Kiểm tra nội dung hợp đồng
Trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng mua nhà bạn nên xem xét kỹ các điều khoản quy định trong hợp đồng mua nhà. Giá cả và thời gian thanh toán phải được quy định rõ ràng, cụ thể. Tránh để phát sinh thêm các chi phí không hợp lý cũng như những mốc thời gian thanh toán không phù hợp với khả năng tài chính hiện tại của bạn.
Bạn cũng có thể yêu cầu điều chỉnh bổ sung một số thông tin xem là không phù hợp. Bạn cũng có thể yêu cầu chủ đầu tư hỗ trợ một phần chi phí liên quan như chiết khấu, phí quản lý chung cư, phí mua sắm nội thất… Nếu được, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của luật sư về các điều khoản hợp đồng để có những lời tư vấn thích hợp và không nên đặt cọc trước khi thương lượng.